Giới thiệu

khoa cntt
1. Giới thiệu chung
        Khoa Công nghệ thông tin & Nghiệp vụ tiền thân là Tổ Bộ môn chung được thành lập theo Quyết định số 252/QĐ-GD&ĐT ngày 12 tháng 09 năm 2003 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu.
Sau khi Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu, Khoa được đổi thành khoa Khoa học cơ bản theo Quyết định số 56/QĐ-CĐKTKT ngày 01 tháng 01 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu, đến ngày 01 tháng 03 năm 2018 đổi tên thành khoa Cơ bản, Luật và Nghiệp vụ theo quyết định số 32/QĐ-CĐKTKT của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu, và đến ngày 18 tháng 04 năm 2024 đổi tên thành khoa Công nghệ thông tin & Nghiệp vụ theo quyết định số 82/QĐ-CĐKTKT của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu.
        Khoa Công nghệ thông tin & Nghiệp vụ trực thuộc Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu, ngoài chức năng tổ chức thực hiện công tác đào tạo 06 học phần giáo dục đại cương và nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, pháp luật và nghiệp vụ hành chính – văn phòng, Khoa còn đảm nhiệm giảng dạy Tiếng Anh cho các Ngành Kế toán, công nghệ thông tin, thú y, nuôi trồng thủy sản và các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Tin học.
        Hiện tại Khoa có 11 cán bộ giảng viên, trong đó có: 6 thạc sĩ, 5 cử nhân. Từ năm 2015, giảng viên Khoa đã đạt các giải tại Hội thi Giáo viên dạy giỏi Cấp Tỉnh gồm: 1 giải nhất, 1 giải nhì. Nhiều năm liền đạt các giải nhất, nhì, ba tại Hội thi Giáo viên dạy giỏi và hồ sơ chuyên môn tốt cấp Trường.
2. Chức năng
        Khoa Công nghệ thông tin & Nghiệp vụ giúp việc Hiệu trưởng về các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phù hợp chuyên môn được giao và chịu trách nhiệm trong việc quản lý, tổ chức thực hiện.
3. Nhiệm vụ
        Khoa Công nghệ thông tin & Nghiệp vụ có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hằng năm của trường, bao gồm: Xây dựng chương trình đào tạo của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc khoa, quản lý hoặc do hiệu trưởng giao; Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo theo định hướng phát triển của nhà trường; Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đâu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
3.1. Công tác xây dựng chương trình đào tạo
        + Xây dựng chương trình đào tạo; biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, học liệu của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo và hình thức đào tạo thuộc khoa quản lý.
        + Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô-đun liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, mô-đun của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo.
      + Tổ chức đào tạo, nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy; ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
       + Xây dựng về thực hiện phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
3.2. Công tác Khoa học công nghệ và học tập, nâng cao kỹ năng tay nghề
        + Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến ngành, nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa.
      + Tổ chức quản lý các hoạt động nâng cao kỹ năng, tay nghề, năng lực nghề nghiệp, thực tiễn nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên.
       + Lập kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo; ngành, nghề đào tạo và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo.
      + Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người, lao động thuộc khoa.
3.3. Công tác tuyển sinh
        + Lập kế hoạch công tác tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh; quản lý hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh với các ngành đào tạo của khoa.
      + Chịu trách nhiệm về công tác tuyên truyền và truyền thông hoạt động giáo dục nghề nghiệp của khoa.
3.4. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp gắn với liên kết với doanh nghiệp
       Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành công nghệ thông tin như sau:
       - Lập trình viên trong các công ty sản xuất phần mềm hoặc hệ thống thông tin.
       - Quản trị hệ thống: Quản lý và duy trì hệ thống mạng, máy chủ và cơ sở dữ liệu của một tổ chức. Các nhiệm vụ có thể bao gồm cài đặt, cấu hình, giám sát và sao lưu dữ liệu.
        - Nhân viên văn phòng trong các công ty có ứng dụng công nghệ thông tin.
        - Nhân viên thiết kế quảng cáo cho các công ty và doanh nghiệp.
        - Quản trị website, quản trị mạng cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.
        - Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật: Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng cuối hoặc các đội phát triển phần mềm, bao gồm cả sửa chữa lỗi và cung cấp hướng dẫn sử dụng.
       - Bảo trì máy tính; Khai thác dịch vụ công nghệ thông tin; Quản trị hệ thống phần mềm; Quản trị cơ sở dữ liệu; Dịch vụ khách hàng; Lập trình ứng dụng; Quản trị mạng máy tính.    
3.5. Qui mô
          Khoa có 04 chuyên ngành đào tạo bậc trung cấp (VTHC, Pháp luật, Tin học ứng dụng, lắp ráp cày đặt máy tính) và 01 chuyên ngành đào tạo bậc Cao đẳng (công nghệ thông tin).
        Qui mô HSSV của Khoa:
        Năm học 2023- 2024, Khoa tiếp tục cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo nhằm khắc phục những tồn tại trong các hoạt động liên quan đến nhà giáo, tổ chức đào tạo, quản lý HSSV và đay mạnh hợp tác doanh nghiệp. Nhằm từng bước thực hiện phương pháp đào tạo phù hợp kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, đặc biệt thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong hoạt động dạy và học.

  Ý kiến bạn đọc

Tra cứu văn bằng
Vụ đào tạo chính quy
licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập194
  • Máy chủ tìm kiếm131
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay39,666
  • Tháng hiện tại230,509
  • Tổng lượt truy cập2,484,601
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây